Sản phẩm OCOP, làm sao để thoát làng về phố? Phát triển mạnh mẽ, bền vững?

Sau 4 tháng khảo sát tại hơn 20 địa phương trên 10 tỉnh thành tại Việt Nam, Mind Connector đúc kết giải pháp cho các sản phẩm OCOP. CỘNG LỰC để thành công – MƯỢN LỰC để phát triển.

Khái niệm về sản phẩm OCOP

Sản phẩm (SP) OCOP là SP, dịch vụ tham gia vào Chương trình OCOP Quốc gia. Cụ thể, theo Quyết định 919/QĐ-TTg thì SP OCOP là những SP hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có thương hiệu, mang đặc trưng về văn hóa, lợi thế của địa phương.

Các SP OCOP sẽ được đánh giá, phân hạng theo 03 cấp: cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương. Sau khi đánh giá, sản phẩm sẽ được phân hạng từ 01 sao đến 05 sao và được cấp chứng nhận SP OCOP có giá trị trong vòng 36 tháng.

Những tiêu chí để SP được công nhận SP OCOP là gì?

1. Tiêu chí công nhận SP OCOP
Một SP được công nhận là SP OCOP được Chính phủ quy định rõ tại Quyết định 148/QĐ-TTg nêu rõ:

Phần A: Nhóm các tiêu chí đánh giá về SP và sức mạnh cộng đồng (40 điểm)

  • Tổ chức sản xuất (SX): phải sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương; gia tăng giá trị sản phẩm theo hướng SP chế biến, chế biến sâu; mở rộng quy mô SX và liên kết theo chuỗi giá trị; đảm bảo bảo vệ môi trường trong quá trình SX
  • Phát triển SP: SP được phát triển dựa theo truyền thống địa phương
  • Sức mạnh cộng đồng: khuyến khích SX theo mô hình chung như hợp tác xã; khuyến khích sử dụng lao động địa phương; tổ chức kinh doanh hiệu quả và minh bạch
    Phần B: Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm)
  • Tiếp thị: khuyến khích có kênh phân phối SP từ địa phương tới quốc tế; có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến; các hoạt động quảng bá được tổ chức một cách chuyên nghiệp với tần suất thường xuyên để tăng hiệu quả quảng bá SP.
  • Câu chuyện về SP: khuyến khích câu chuyện về SP hoàn chỉnh, trình bày bài bản, ấn tượng đặc sắc, mang sắc thái của địa phương
    Phần C: Nhóm tiêu chí đánh giá về chất lượng SP (35 điểm)
  • Cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo: đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu của từng loại SP
  • Tiêu chuẩn SP: SP được SX theo tiêu chuẩn và công bố theo quy định của pháp luật
  • Khả năng xuất khẩu: khuyến khích các SP đạt chuẩn chất lượng quốc tế

2. Xếp hạng sản phẩm

SP sau khi được đánh giá theo Bộ tiêu chí OCOP sẽ được phân thành 05 hạng:

  • Hạng 5 sao (90-100 điểm): SP đặc trưng có tiêu chuẩn chất lượng cao, đạt điều kiện để xuất khẩu
  • Hạng 4 sao (70-90 điểm): SP đặc trưng, đảm bảo yêu cầu chất lượng, có khả năng tiếp cận thị trường tốt, tiềm năng nâng cấp lên SP 5 sao
  • Hạng 3 sao (50-70 điểm): sản phẩm đặc thù, có lượng tiêu thụ ổn định, tiềm năng nâng cấp lên SP 4 sao
  • Hạng 2 sao (30-50 điểm): sản phẩm đang bắt đầu hình thành chất lượng cụ thể, có tiềm năng nâng cấp lên SP 3 sao
  • Hạng 1 sao (1-30 điểm): sản phẩm sơ khai, chưa được đưa vào tiêu thụ rộng rãi, có tiềm năng nâng cấp lên SP 2 sao

Đánh giá của Mind Connector sau đợt khảo sát 4 tháng tại hơn 20 địa phương trên 10 tỉnh thành tại Việt Nam

Mind Connector đã trực tiếp khảo sát 4 tháng, từ tháng 9.2023 đến hết tháng 12.2023, tiếp cận các khu vực Tuyên quang, Lào Cai, Bắc giang, Quảng Bình, Thanh Hoá, Kontum, Daklak, Daknong, Lâm đồng, Bình Thuận….

Làm việc tại vườn Sâm Ngọc Linh. Xã Tu Mơ Rông, Huyện Tu Mơ Rông, Kontum

Trực tiếp phỏng vấn và làm việc với hơn 20 chủ cơ sơ, những người trực tiếp làm ra các sản phẩm OCOP tại những vùng nguyên liệu với những cái tên rất lạ: Mù cang chải, Tu Mơ rông, Văn Xuôi, Bố trạch, Măng ri…
Không thể phủ nhận, các SP OCOP đều xuất sắc là đặc sản địa phương. Ngon, chất lượng là không thể bàn cãi

Làm việc tại HTX Nầm Linh chi Tuấn linh, Bố Trạch, Quảng Bình. SP OCOP 3 sao

Phần lớn các chủ sở hữu SP OCOP được làm bởi những người nông nhân, công nhân, yêu nghề và gắn bó với làng quê. Có người đã từng đi làm ở Tp.HCM, Hà nội…và về lại quê hương. Có người gắn bó gần như cả đời tại làng quê, họ gần như chưa từng được giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho chính ngành nghề của mình tại địa phương, hay khu vực.

Làm việc tại Cty Nấm Ngọc Việt, Yên Định, Thanh Hoá. SP OCOP 3 sao

Sự phấn đấu, tìm tòi, học hỏi, tự nghiên cứu là cả một hành trình, được công nhận sản phẩm OCOP 1,2,3,4,5 sao lại là một hành trình khác, và rồi, khi SP đã hoàn chỉnh và hình thành, việc triển khai bán hàng không như kỳ vọng.

Dưới con mắt chuyên gia, Mind Connector đã trực tiếp chỉ ra những điểm trong bao bì, cách trưng bày SP, cách giới thiệu SP, cách tiếp thị và cách làm một kế hoạch, chiến lược kinh doanh hàng năm.

Khảo sát Nấm Linh chi tại trang trại Gano Farm, Selangor, Malaysia

Điểm đáng mừng và khích lệ, các chủ sở hữu các SP OCOP đều có chung đặc điểm:

  1. Tinh thần chịu khó học hỏi, chia sẻ
  2. Tinh thần quyết tâm phát triển SP để tìm việc làm cho bà con khu vực
  3. Tinh thần đưa SP với chất lượng tốt nhất ra thị trường.

Đợt khảo sát, Mind team không chỉ thực hiện trong nước, mà khi có các đợt công tác tại nước ngoài, Mind team đều mang SP OCOP Việt nam qua nước bạn để chào hàng, để được nghe đánh giá về SP OCOP Việt.

Làm việc tại Advance Hotel Supplier- Kualalumpur – về sản phẩm đũa Gỗ

Làm việc tại Trung tâm Central Market, – Kualalumpur – về sản phẩm đũa Gỗ

Làm việc tại Everest Supplier- Kualalumpur – về sản phẩm đũa Gỗ

Làm việc tại KL sentral – Kualalumpur – về các chế phẩm từ nấm Linh chi cho Mỹ phẩm

Làm việc tại FKF Hotel & Restaurant – Kualalumpur – về sản phẩm đũa Gỗ

Làm việc tại tập đoàn DXN – Kualalumpur – về các chế phẩm từ nấm Linh chi cho Mỹ phẩm

Và ngay sau các chuyến công tác, Mind team đã chuyển giao thông tin và đồng hành cùng các đơn vị chủ sở hữu để sử dụng các thông tin có được từ thị trường

Làm gì để sản phẩm được nhiều người biết và sử dụng, tin yêu?

Đây là câu dễ hỏi nhưng khó trả lời!

Từ lúc lên ý tưởng, đầu tư, thử nghiệm, cho ra SP hoàn chỉnh, các chủ sở hữu đã bỏ nhiều thời gian, tiền bạc. Đôi lúc khi ra được đến SP đã kiệt cùng tài chính, mà sự cố gắng, họ sẽ mong đợi bán được ngay và luôn SP

Vì vậy, “họ” sẽ định giá, xác định phân khúc khách hàng, phân khúc thị trường…bị phập mù, mập mờ và “thấy người ta bán vậy” ….

Nhưng, hầu hết, họ không thể hình dung, những khó khăn, cố gắng từ những thành quả quá khứ cho đến khi hình thành ra SP, chỉ được tạm thời khép lại để sang trang một hành trình mới, khác biệt, khó khăn khác hẳn trước đó.

Nếu trước đó, quá trình nghiên cứu phát triển SP chỉ làm hài lòng một nhóm người rất nhỏ, có thể là bà con, bạn bè, …. Thì khi hình thành SP, muốn bán được SP, bạn phải hài lòng một nhóm khách hàng đủ lớn để họ mang lại doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức của mình. Không khác gì “làm dâu trăm họ”

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực sales, marketing, điều hành và cầm nắm đội ngũ chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, Mind Connector sẵn sàng chào đón tiếp các câu hỏi, các cuộc gặp gỡ để chia sẽ, hướng dẫn cho các chủ tổ chức, miễn bạn chịu hỏi, chịu “làm bài tập”, bởi sẽ khó nếu bạn lo rằng khi mình hỏi sẽ lộ điểm yếu của mình và từ rất lâu rồi mình đã làm sếp nên không cần “trả bài” cho ai.

CỘNG LỰC để thành công. MƯỢN LỰC để phát triển.
Mind Connector tin rằng mình đóng góp một phần sức lực và tài năng, kinh nghiệm cho xã hội theo cách rất riêng của mình để giúp các SP OCOP phát triển vững mạnh.

  • 03/01/2025
  • 03/01/2025
  • 10/12/2024
  • 08/11/2024
  • 07/11/2024
  • 26/08/2024
  • 11/08/2024
  • 09/08/2024
  • 02/08/2024
  • 25/07/2024
  • 25/07/2024
  • 21/07/2024
Hotline: 0983.999.702 (Ms Mandy)Zalo Page: Mindconnector VN