Lễ hội sâm và hương, dược liệu quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. 

Từ 24/5 đến hết ngày 26/5/2024, tại trục đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ hội sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. Sự kiện do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 

Quy mô lễ hội sâm và hương, dược liệu quốc tế

Lễ hội lần đầu tiên tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh chào đón đại diện bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp có thế mạnh về sâm và hương liệu, dược liệu như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á, 20 địa phương trong nước và 60 đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điểm nhấn tại lễ hội là những hình ảnh đặc sắc của rừng sâm Ngọc Linh K5 Kon Tum được tái hiện. Sự kiện này giúp khách tham quan có cơ hội khám phá một phần vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của rừng già; đồng thời, hiểu thêm về cây sâm quý hiếm của Việt Nam cũng như quy trình bảo vệ và phát triển loài dược liệu quý này giữa núi rừng Ngọc Linh.

Với quy mô 32 gian hàng thương mại quốc tế, 25 gian hàng triển lãm  địa phương với gần 70 sản phẩm từ sâm tươi và các sản phẩm chế biến từ sâm; gần 40 gian hàng ẩm thực Việt Nam/quốc tế, lễ hội là dịp các địa phương và doanh nghiệp giao lưu, quảng bá những sản phẩm sâm và hương liệu, dược liệu chất lượng, góp phần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, quảng bá thương hiệu sâm và hương liệu, dược liệu đến với người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Thấy gì qua lễ hội sâm và hương, dược liệu?

Lễ hội được tổ chức ngay trung tâm Sài gòn và là một hoạt động trong Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 vừa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định phê duyệt ngày 1/6/2023, với các mục tiêu: bảo tồn nguồn gen sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng; mở rộng diện tích trồng sâm Việt Nam; tăng sản lượng sản xuất sâm Việt Nam đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đầu tư, xây dựng các cơ sở sơ chế và chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Việt Nam gắn với vùng nguyên liệu, sản xuất theo chuỗi…

Người dân Tp.HCM hứng khởi tham quan và trải nghiệm lễ hội.

Một điều ít người tiêu dùng Việt Nam biết là chất lượng các loại sâm nói riêng và các loại cây có dược tính như Nấm linh chi, nấm Vân chi, Đông Trùng hạ thảo… không hề kém cạnh và thậm chí một số vùng còn có thể cao hơn các quốc gia nổi tiếng như Hàn Quốc, Nhật bản… tuy nhiên, cách thể hiện của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và kinh doanh trong ngành này chưa đem lại “lý do tin tưởng” tuyệt đối về điều này cho người dùng Việt. Dẫn đến tình trạng, sản phẩm Việt được trá hình dưới thương hiệu Hàn Quốc… Hoặc không thể bán được với giá tốt mà nó xứng đáng phải có

Lễ hội lần này, góp phần từng bước cùng doanh nghiệp tạo niềm tin về chất lượng sản phẩm Việt, đẳng cấp quốc tế, góp phần thay đổi cái nhìn và cách hành động của doanh nghiệp Việt khi ra mắt một sản phẩm, ghi nhận được phản hồi của công chúng đối với một ngành đặc biệt, đặc thù sản phẩm trong ngành sâm, hương và dược liệu trong hành trình chinh phục khách hàng của mình. 

Doanh nghiệp làm gì tiếp sau các đợt hội chợ? 

Thông thường, doanh nghiệp tham gia hội chợ sẽ chỉ nghĩ lã để giới thiệu sản phẩm, ra mắt sản phẩm tại 1 nơi được tập hợp đông người. 

Hội chợ, là nơi tiếp cận nhiều khách hàng và người dùng tham quan

Nếu là doanh nghiệp lớn, việc tham gia hội chợ sẽ của phòng Marketing và ít hoặc không liên quan hoạt động bán hàng

Nếu là doanh nghiệp nhỏ, thì ông chủ hoặc 1 vài nhân viên, có quá nhiều việc để tham gia và chuẩn bị cho lễ hội và gần như khi hội chợ diễn ra, kết thúc, cả team gần như mệt đuối …

Kết quả? Hầu như chỉ vài hình ảnh báo cáo, 1 vài số điện thoại (gần như không đáng kể) và rồi sau đó…. Gần như không có gì thay đổi 

Chỉ là cuối năm hoặc vài năm sau đó, các chủ doanh nghiệp tự đánh giá: mình đi nhiều, tham gia nhiều…cảm giác chỉ tốn tiền mà không mấy hiệu quả cho hoạt động kinh doanh?

Tại sao? Và vấn đề ở đâu?

Vấn đề và hướng giải quyết các vấn đề sau các đợt hội chợ

Trước tiên, doanh nghiệp cần ước tính chi phí một kỳ hội chợ tốn bao nhiêu chi phí? Khoản chi phí này rất rõ rành và cụ thể, thường các doanh nghiệp đều có thể trả lời được ngay và luôn. Sau đó, doanh nghiệp nên có KPIs thật sát sườn để kiếm đủ chi phí này sau hội chợ

Nếu là doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm ngay tại hội chợ, cần có phương án hoặc mục tiêu cụ thể, bán bằng được các sản phẩm trưng bày và mang ra hội chợ, không mang  về. 

Nếu các doanh nghiệp tư vấn hay các sản phẩm không bán sản phẩm ngay hội chợ, cần có mục tiêu cụ thể 1 người tiếp bao nhiêu khách và mỗi khách tiếp cận ít nhất 30 phút – nếu ít hơn thời gian này, chắc chắn không hiệu quả. Ghi nhận lại data khách hàng thật cụ thể và mô tả chi tiết người tiếp cận. 

Lập bảng KPIs chi tiết cho từng thành viên tham gia hội chợ ngay sau khi lập kế hoạch ngân sách tham dự chương trình. 

1 ngày sau khi về, gửi thư cám ơn đến khách hàng đã quan tâm, và xúc tiến các thông tin tiếp theo. Gắn kế và thiết lập mối quan hệ cùng đối tác cho dù chưa thực hiện được hợp đồng. Chia sẻ thông tin hội chợ và các điểm mà khách hàng quan tâm để xúc tiến thắt chặt mối quan hệ. Nếu thực hiện đúng các bước trên, Mind chắc chắn bạn sẽ hiệu quả hơn các hoạt động ngoài doanh nghiệp của mình. 

Bạn cần các format hoặc các thông tin về nội dung này, có thể liên hệ hotline nhà Mind (+84)983999792 để được chia sẻ thêm nhiều thông tin 

  • 03/01/2025
  • 03/01/2025
  • 10/12/2024
  • 08/11/2024
  • 07/11/2024
  • 26/08/2024
  • 11/08/2024
  • 09/08/2024
  • 02/08/2024
  • 25/07/2024
  • 25/07/2024
  • 21/07/2024
Hotline: 0983.999.702 (Ms Mandy)Zalo Page: Mindconnector VN