THẾ NÀO LÀ MỘT SẢN PHẨM HOÀN HẢO? Mind Connector đào tạo thực chiến Sales, Marketing cho doanh nghiệp, tổ chức siêu nhỏ 

Mind Connector, đơn vị đào tạo thực chiến sales, marketing từ những điều thực tế hàng ngày nơi bạn làm việc, một trong những câu hỏi các học viên đặt ra là “thế nào là một sản phẩm hoàn hảo?”, chúng tôi mời bạn đọc bài viết và nghe những chia sẻ từ các chuyên gia nhà Mind cho bài viết dưới đây. 

Định nghĩa “sản phẩm hoàn hảo”

Bất cứ doanh nhân nào khi dự kiến thành lập doanh nghiệp hay ra kinh doanh, đều nghĩ về sản phẩm, dịch vụ của mình muốn buôn bán, sản xuất, chế biến là gì? 

Chọn một sản phẩm hoàn hảo theo góc nhìn của bạn, quan trọng là bạn nói với khách hàng của mình và diều hướng họ theo đúng góc nhìn của mình, đảm bảo khách hàng sẽ thấy sản phẩm hoàn hảo như bạn muốn.

Chắc hẳn mọi người sẽ bắt đầu bằng những sở trường của mình được thu nhặt từ các  đơn vị mình đã làm, từ năng khiếu của chính bản thân, thậm chí được truyền từ đời này qua đời khác. 

Thực tế, một sản phẩm có thể hoàn hảo thời điểm này, nhưng liệu lúc bạn bắt tay vào, có còn hoàn hảo? 

Cùng Mind định nghĩa và ghi lại các ý chính của khái niệm này nhé

  1. Trước hết, bạn nên xuất phát từ điểm mạnh của mình. Cái gì mạnh sẽ thuận tiện và có nhiều cơ hội cạnh tranh khi ra thị trường hơn sở đoản của mình
  2. Một sản phẩm hoàn hảo phải được tập khách hàng mục tiêu quan tâm và thèm muốn. “Phải thèm muốn” là từ khóa mà các nhà sản xuất, các doanh nhân cần ghi nhớ, bởi chỉ khi thèm muốn, họ mới có ý định sở hữu để mua, dùng, ngắm….
Sản phẩm phải “hút” được khách hàng

3. Có đôi khi, nhà sản xuất, nhà thương mại chỉ dừng khái niệm “sản phẩm hoàn hảo” ngay cửa kho của mình, còn lại, khi giao cho khách hàng, có trải nghiệm của khách hàng, cách giao nhận…. Có đôi khi bị quên mất và nghĩ nếu có lỗi thì đó là việc của đơn vị vận chuyển, của người dùng không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng… Và 1001 lỗi mà không phải từ chính họ 

    Các bước để thiết kế một sản phẩm hoàn hảo

    Khảo sát và nắm bắt thị hiếu tiêu dùng tại các đợt Hội chợ chính là một trong những hoạt động nghiên cứu thị trường
    1. Nghiên cứu thị trường dựa trên các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của ngành nghề, hay sản phẩm bạn muốn vào
    2. Xác định tập khách hàng mục tiêu 
    3. Thiết kế sản phẩm và ghi xuống bằng được, làm sao cho khách hàng mong muốn , thèm muốn sản phẩm bạn chuẩn bị ra mắt? Có gì khác biệt các sản phẩm đã có? Có gì làm họ chỉ quan tâm và tin tưởng sản phẩm của bạn?
    4. Tạo những mẻ sản phẩm thử nghiệm và lấy đánh giá từ thị trường. Tuyệt đối đừng chỉ lấy đánh giá từ người quen, người thân trong gia đình, bởi hoặc họ cả nể hoặc họ không phải là tập khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến 
    5. Lập kế hoạch kinh doanh: bán cho ai, bán ở đâu, bán như thế nào, lợi nhuận ra sao, truyền thông kiểu gì, chiêu thị sao cho hấp dẫn….

    Một kế hoạch kinh doanh thuyết phục không chỉ tạo niềm tin cho bạn mạnh mẽ tiến bước, mà còn tạo tiền đề cho đồng đội của bạn tin vào kế hoạch và nhà đầu tư cảm thấy đầu tư đúng chỗ 

    Bản kế hoạch kinh doanh phải bao gồm các yếu tố con người, tài chính, rủi ro và các phương án dự phòng và chắc chắn phải mang lại đủ lợi nhuận cho nhà đầu tư. 

    Thực thi kế hoạch đưa sản phẩm hoàn hảo đến khách hàng

    Không có bước thực thi, mọi thứ chỉ là tờ giấy và là giấc mơ

    Không có bước thực thi, có đôi khi bạn sẽ ảo tưởng mình rất giỏi!

    Mọi thứ phải được diễn ra, hay hoặc dở đều phải có quá trình, nếu không, kế hoạch chẳng khác gì hoa dại ven đường

    Chuyên gia nhà Mind báo trước bạn, cho dù bạn làm kế hoạch có giỏi đến đâu, sát sườn đến đâu, và nhiều phương án dự phòng chăng nữa, khi ra thực tế, sẽ phát sinh nhiều vấn đề bạn không nghĩ đến 

    Đa số sẽ đến từ con người, do không theo quy trình, do không làm việc đồng đội và cũng có thể do nóng vội..

    Họp giao ban hàng tuần của G4U tại CN Hà Nội

    Tuy nhiên, các vấn đề này, bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp phải, cho dù doanh nghiệp ngàn tỷ, hay được thành lập 10 năm…. Con người vẫn là vấn đề nan giải của mỗi doanh nghiệp. 

    Mind TIP cho bạn cách thức vận hành khi thực thi kế hoạch 

    Leader, Ms Phuong Thanh , người chịu trách nhiệm công tác vận hàng của 1 dự án
    1. Chọn leader dự án 
    2. Thiết lập chế độ báo cáo tuần theo từng nhóm công việc 
    3. Họp hàng tuần, báo cáo thực tiễn và chỉnh sửa, bổ sung, ghi nhận các vấn đề 
    4. Rà soát KPIs hàng tuần
    5. Áp dụng chế độ KỶ LUẬT CHẾ TÀI để đảm bảo mọi việc theo quy trình, quy định 
    6. Có chế độ thưởng đúng lúc nhằm khích lệ tinh thần đồng đội
    Thường đúng thời điểm – khích lệ đồng đội ! Ms Anh Thư – Giám Đốc Dịch Vụ khách hàng, cũng là người đoạt giải có đơn hàng đầu tiên mùa Tết 2025

    G4U của Mind Connector có gì khác?

    G4U là viết tắc và cách điệu của từ GIFT FOR YOU, nhánh chuyên cung cấp quà tặng cho doanh nghiệp.

    Báo cáo tuần là hoạt động bắt buộc tại G4U cho dù bạn bận cách mấy, vẫn phải hoàn thành công việc này!

    Ngành quà tặng có hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ, vậy theo định nghĩa ở trên, G4U có là một sản phẩm hoàn hảo?

    Mind team và đồng đội mạnh dạn trả lời “Có – G4U là một sản phẩm hoàn hảo” bởi lẻ, G4U không bán sản phẩm hay dịch vụ, G4U thay khách hàng kể câu chuyện tri ân của họ đến khách hàng của họ – người nhận sản phẩm cuối cùng. Và chắc chắn, mỗi doanh nghiệp, mỗi các nhân sẽ có 1 một câu chuyện lý thú mà họ muốn kể, muốn truyền tải cho mọi người nghe. 

    Bạn có thể thử cảm nhận và trải nghiệm “sản phẩm hoàn hảo từ G4U” bằng cách nhấc máy gọi 0983 999 702/ 096 96 19 005 G4U hân hạnh lắng nghe bạn. 

    G4U muốn mình là đồng đội của khách hàng, không chỉ là đối tác mà còn là người có thể chia sẻ những lo lắng của DN
    • 03/01/2025
    • 10/12/2024
    • 08/11/2024
    • 07/11/2024
    • 26/08/2024
    • 11/08/2024
    • 09/08/2024
    • 02/08/2024
    • 25/07/2024
    • 25/07/2024
    • 21/07/2024
    • 18/07/2024
    Hotline: 0983.999.702 (Ms Mandy)Zalo Page: Mindconnector VN